Dạy trẻ cách cư xử đối với người giúp việc

Mỗi đứa trẻ lớn lên đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố gia đình và phương pháp dạy trẻ của các bậc phụ huynh. Một đứa trẻ lớn lên có tính cách hài hòa được mọi người đều yêu mến hay cá tính thái quá không có chuẩn mực là do môi trường sống và giao tiếp hàng ngày của trẻ quyết định rất lớn. Với một gia đình có người giúp việc chăm bé thì vấn đề ứng xử của trẻ với người giúp việc là rất quan trọng.

Ngay khi trẻ bắt đầu học nói và biết giao tiếp bằng cử chỉ, hành động, cha mẹ có thể bắt đầu tạo dựng cho bé thói quen cư xử lễ phép và lịch sự. Đây là một giá trị văn hóa quan trọng, sẽ theo con đến khi trưởng thành cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cả quãng đời còn lại của trẻ. Do vậy, cha mẹ hãy chú ý tới một số quy tắc ứng xử dưới đây khi dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Xem thêm: 

Hiện nay có rất nhiều trẻ vì ỉ lại vào người giúp việc mà trở nên rất lười biếng ngay cả trong chuyện vệ sinh cá nhân của mình cũng cần phải được nhắc nhở hay thúc giục. Ví dụ như: trẻ đi tắm không buồn mang trang phục sạch để thay, tắm xong thì gọi bác giúp việc đem xuống; cặp sách đi học về được quẳng ngay cả phòng khách, ngủ dậy khỏi cần gấp chăn màn… Khi được bố mẹ nhờ giúp chuyện gì đó là ngay lập tức gọi cô giúp việc, đôi khi còn tỏ thái độ hách dịch và thiếu lễ phép với người giúp việc. Việc làm này thật sự sẽ hình thành thói quen rất xấu đến tính cách của bé sau này.

Dạy con tôn trọng người giúp việc

Dạy con tôn trọng người giúp việc

Để con bạn có cách xử sự đúng mực với người giúp việc, bạn cần có những chiều hướng hành vi cho con ngày một hợp lý.

  1. Tấm gương đầu tiên để con học tập theo chính là cha mẹ: Khi giao tiếp với người giúp việc, bạn phải thể hiện sự tôn trọng người lao động, khi mong muốn họ thực hiện gì, cần dùng từ ngữ tế nhị, tránh những từ ngữ ra lệnh, quát tháo. Khi cha mẹ tôn trọng, tạo mối quan hệ bình đẳng với người giúp việc thì chắc chắn trẻ cũng sẽ có thái độ cư xử đúng mực.
  2. Dạy trẻ chào hỏi và lễ phép với người giúp việc: Đây là hành vi ứng xử cơ bản nhất của con người và càng được coi trọng hơn trong văn hóa đời sống thường ngày. Ngoài lời chào, thái độ và cách chào cũng cần được dạy trẻ một cách đầy đủ thể hiện sự lễ phép của đứa trẻ.Dạy trẻ biết cảm ơn và lịch sự với người giúp việc: Bạn nên dạy trẻ biết cảm ơn sự giúp đỡ của người khác. Khi nhận được sự giúp đỡ từ người giúp việc hãy dạy trẻ biết nói lời cảm ơn và có thái độ lịch sự. Nếu không được dạy bảo, trẻ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực rằng có tiền hay quyền lực sẽ sai khiến được người khác.
  3. Mối quan hệ giữa chủ nhà và người giúp việc chăm bé👩 đôi khi cũng khá phức tạp. Có khi, giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn, nhưng họ vẫn gắn kết với nhau vì lợi ích của hai bên. Trong trường hợp này, người lớn không được nhồi nhét vào đầu trẻ những ý nghĩ tiêu cực về người giúp việc như coi chừng cô ấy khi cha mẹ không có nhà hay để ý cô ấy có ý thế nào với thành viên khác trong gia đình khi vắng mặt họ. Như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách của trẻ.
  4. Cha mẹ hãy khơi gợi sự cảm thông của trẻ đối với người giúp việc: Cha mẹ luôn coi người giúp việc như một thành viên trong gia đình, tạo sự gần gũi thân thiết, cảm thông một số chuyện cá nhân người giúp việc để con trẻ cũng phần nào hiểu biết được nhiều hơn; con sẽ biết lựa chọn cách ứng xử hợp lý trong mỗi tình huống.

Tóm lại, trong thời đại ngày nay, hầu hết các gia đình đều bận rộn. Trung tâm giúp việc nhà👩 được rất nhiều các gia đình tìm đến. Người giúp việc đóng một vài trò khá quan trọng trong gia đình. Người giúp việc là người thường xuyên gần gũi và có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ. Vì vậy, khi các gia đình có người giúp việc hãy chú ý đến cách ứng xử, giao tiếp của người giúp việc để yên tâm hơn kkhi bạn vắng nhà.